09:14 01/06/2024 Lượt xem: 410
Visa (hay còn gọi là “thị thực” hoặc “thị thực nhập cảnh”) là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Passport (hay còn gọi là “hộ chiếu”) do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài. Hộ chiếu có trước và visa có sau. Hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất để được cấp visa. Nếu không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Trên thế giới hiện nay, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng việc cấp visa rời. Tuy nhiên, dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.
Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (nước cấp visa). Ngược lại, hộ chiếu thì ngoài mục đích sử dụng khi xin visa xuất cảnh thì còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND.
Như vậy, nếu bạn muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác thì bắt buộc phải có 2 loại giấy tờ: Hộ chiếu và Visa
Việc xin visa sẽ diễn ra khi một người nào đó muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác, mà tại quốc gia đó chưa có chính sách miễn visa cho công dân Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu công dân Việt Nam phải có visa nhập cảnh nếu muốn du lịch, học tập hay làm việc tại quốc gia đó.
Phân loại visa
Visa thường được chia thành 2 loại chính:
Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
Visa không di dân: Dùng để nhập cảnh tạm thời tại một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, gồm các loại sau:
Đây là câu hỏi thường được hỏi nhất trong các buổi phỏng vấn xin cấp thị thực. Rất nhiều học sinh không thuyết phục được nhân viên phỏng vấn bởi câu trả lời bao hàm quá nhiều thông tin thừa và không cần thiết, không nhắm đúng trọng tâm những điều mà nhân viên lãnh sự quán kì vọng sẽ được nghe. Vậy, họ kì vọng những thông tin gì ở câu trả lời của bạn?
Điều đầu tiên cần lưu ý là bạn không nên học thuộc lòng, câu trả lời của bạn sẽ trở nên vô cùng cứng nhắc. Hãy nói những điều mình muốn thể hiện một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, hãy chỉ nói những điều bạn thật lòng muốn nói, bạn cần thuyết phục nhân viên rằng học tập tại đất nước này sẽ đảm bảo tương lai tốt nhất dành cho bạn và để họ cảm nhận được điều đó qua niềm đam mê thể hiện trong câu trả lời của bạn. Nhân viên chủ yếu chờ đợi một vài điểm chính cho thấy bạn có sự hứng thú, yêu thích với việc học tập tại đất nước này.
Một vài lời khuyên dành cho bạn:
Trong tất cả các trường đại học bạn đã “rải đơn” và nhận được thư mời học, bạn sẽ lựa chọn trường mà mình yêu thích và giúp bạn phát triển tốt nhất. Nhân viên lãnh sự quán sẽ muốn biết lí do mà bạn lựa chọn ngôi trường đó là gì: Ngôi trường này cung cấp cho bạn những gì và liệu bạn có một lí do thực sự chắc chắn và chính đáng để theo đuổi ngành học mơ ước tại ngôi trường đó hay không. Họ muốn đánh giá xem liệu bạn có phải là một sinh viên có đủ điều kiện học tập tại đất nước này và có tiềm năng phát triển hay không.
Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ lưỡng về trường mình học và đưa ra câu trả lời đầy thuyết phục thể hiện sự hứng thú của bản thân với trường cũng như niềm đam mê với ngành học tại trường đó, tại sao phải là trường này mà không phải là các trường khác.
Lời khuyên dành cho bạn:
Trường hợp học sinh bị từ chối cấp thị thực do không thể giải thích rõ được việc mình sẽ quay về nước sau khi tốt nghiệp rất thường xuyên xảy ra. Bạn cần thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng mình không có kế hoạch tiến tới định cư tại đây mà chỉ đến học rồi quay về nước sau khi hoàn thành việc học. Hãy chứng minh với nhân viên lãnh sự quán bạn có những mối liên hệ ràng buộc và nghĩa vụ cần thực hiện với gia đình, tài sản hay sự nghiệp tại nước nhà, đảm bảo bạn sẽ quay về nước sau khi kết thúc thời hạn du học.
Lời khuyên dành cho bạn:
Cuối cùng, hãy tự tin và đừng lo lắng! Luôn giao tiếp bằng ánh mắt trong suốt buổi phỏng vấn và luôn nở nụ cười trên môi. Hãy nhớ, tự tin, lịch sự, nhiệt huyết, chân thành và khôn ngoan!