09:47 14/10/2024 Lượt xem: 200
Theo thống kê của Lotte Department Store, tỷ lệ người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm trong doanh thu hàng hiệu đã tăng từ 38,2% năm 2018 lên 41,4% năm 2019 và 44,9% năm 2020. Tại trung tâm thương mại Shinsegae, doanh thu hàng hiệu ở đối tượng có độ tuổi 30 cũng chiếm 39,8% vào năm ngoái, đây là nhóm đối tượng tích cực mua hàng hiệu nhất.
Giới trẻ cũng đang góp phần tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng hiệu hàng năm. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng hiệu ở những người độ tuổi 20 của Hyundai Department Store là 27,5% vào năm 2018, nhưng đã tăng lên thành 37,7% vào năm ngoái. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ tăng trưởng doanh số hàng hiệu ở độ tuổi 30 cũng tăng từ 16,3% lên thành 28,1%. Nghĩa là, "tình yêu" dành cho hàng hiệu của Gen MZ thậm chí không bị "xi nhê" ngay cả khi Covid-19 diễn ra.
Thực tế rằng hiện tại, giới trẻ là đối tượng chính tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ đường như rõ ràng đến mức không thể phủ nhận. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ từ 15~29 tuổi ở quốc gia này năm 2020 là 9% - gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp trung bình (4%).
YOLO - Hãy sống hết mình mà không hối hận vì cuộc đời chỉ có một lần
Trong thời kỳ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng này, liệu chúng ta phải hiểu bối cảnh mà người trẻ trong độ tuổi 20, 30 hay thậm chí là thanh thiếu niên độ tuổi 10 không có thu nhập đặc biệt cũng muốn mua hàng hiệu như thế nào đây?
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ Hàn Quốc đang phát triển một lối sống xoay quanh văn hóa “flex” – một xu hướng phô trương sự giàu có và địa vị thông qua việc sở hữu hàng hiệu. Đặc biệt, văn hóa này không còn giới hạn ở người trưởng thành mà đã xâm nhập sâu vào thế hệ thanh thiếu niên.
Từ nhu cầu mua những đôi giày có giá vừa phải, người trẻ Hàn dần hướng đến những đôi giày có giá trị cao hơn
Các thương hiệu xa xỉ không chỉ được xem là vật phẩm tiêu dùng, mà còn là công cụ để tạo dựng hình ảnh và khẳng định bản thân. Nhiều thanh thiếu niên, dù không có thu nhập ổn định, vẫn cố gắng kiếm tiền bằng mọi cách, chẳng hạn làm thêm tại cửa hàng tiện lợi, để mua được giày thể thao hay túi xách của các hãng nổi tiếng. Điều này xuất phát từ áp lực xã hội – nếu không có hàng hiệu, họ cảm thấy khó được nhóm bạn hoặc cộng đồng chấp nhận.
Giới trẻ muốn được bạn bè công nhận và ảnh hưởng từ influencer, YouTuber
Mạng xã hội và truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lối sống xa xỉ. Các influencer và YouTuber thường xuyên đăng tải nội dung “unboxing” hoặc “luxury hauls” (mua và mở hộp nhiều món hàng hiệu), biến việc sở hữu các sản phẩm xa xỉ thành một xu hướng phổ biến. Những nhân vật nổi tiếng trong các bộ phim thanh xuân như True Beauty cũng góp phần gia tăng cơn sốt hàng hiệu, khi liên tục diện trang phục từ các thương hiệu đình đám như Saint Laurent và Thom Browne.
Cha Eun Woo cùng vai diễn sử dụng nhiều đồ hiệu trong phim '"True Beauty"
Sự gia tăng tiêu dùng xa xỉ đã khiến nhiều người trẻ rơi vào khủng hoảng tài chính. Đáng lo ngại, họ chấp nhận chi tiêu quá mức hoặc vay nợ để theo đuổi lối sống này, với mong muốn không bị tụt hậu so với bạn bè. Theo giáo sư Lee Eun-hee tại Đại học Inha, việc khoe hàng hiệu trên mạng xã hội trở thành chuẩn mực để so sánh, tạo ra áp lực lớn cho các cá nhân muốn khẳng định bản thân.
"Flex" là một kiểu văn hóa hiphop, có nghĩa là "phô trương sự giàu có hoặc đồ quý giá"
Không ít bạn trẻ thừa nhận rằng họ đã từ bỏ mục tiêu dài hạn như mua nhà, vì giá bất động sản tăng cao ngoài tầm với. Thay vào đó, họ chọn cách hưởng thụ ngắn hạn bằng việc đầu tư vào các món hàng hiệu, bất chấp việc đây là khoản đầu tư không sinh lợi.
Vì giá nhà tăng vọt trong những năm gần đây nên nhiều người trẻ từ bỏ việc phấn đấu mua nhà và tận hưởng cuộc sống hiện tại
Giới trẻ Hàn Quốc thuộc thế hệ MZ (Millennials và Gen Z) đang được định danh là những người tiêu dùng năng động nhất khu vực châu Á, với tỷ lệ mua sắm cao cấp vượt qua cả Trung Quốc và Nhật Bản. Họ không chỉ tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà còn coi trọng việc được công nhận thông qua những món đồ có thương hiệu. Tuy nhiên, xu hướng này cũng tạo ra những nghịch lý khi nhiều người cảm thấy “nghèo ở đời thực nhưng phải giàu trên mạng xã hội”.
Giới trẻ quen thuộc với việc mua bán đồ "seconhand" nên tâm lý của họ là không muốn bị thiệt
Văn hóa “flex” mang lại niềm vui và sự tự tin cho một số người, nhưng cũng đặt ra thách thức về tài chính và tâm lý. Dù sở hữu hàng hiệu không sai, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần hiểu rõ giới hạn của bản thân và không để lối sống này trở thành gánh nặng. Những món đồ xa xỉ có thể đem lại niềm vui nhất thời, nhưng sự bền vững trong tài chính và hạnh phúc lâu dài mới là điều đáng được theo đuổi.
Họ có thể sử dụng chúng 'chớp nhoáng' rồi lại bán đi với số tiền ngang với giá bạn mua hay thậm chí là với giá đắt hơn