Đối với những bạn Du học Hàn Quốc hay bất kì quốc gia nào khác, việc làm thêm là yếu tố quan trọng giúp các bạn có thêm chi phí để trang trải cuộc sống. Thậm chí, có nhiều bạn Du học sinh còn có nguồn thu nhập ổn định từ những việc làm thêm. Để có một công việc làm thêm hiệu quả, không vi phạm luật pháp Hàn Quốc, các bạn cần nắm được một số quy định, cũng như kinh nghiệm làm thêm tại Hàn Quốc.
1. Quy định về giờ làm việc cho Du học sinh tại Hàn
Bạn được làm bao nhiêu giờ còn phụ thuộc vào độ chuyên cần và điểm số của bạn trên lớp! Cục xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra các vấn đề này khi bạn xin phép đi làm thêm.
Quy định về giờ làm thêm
- Vào cuối tuần và kì nghỉ: các bạn được làm thêm không giới hạn.
Với sinh viên học tiếng
- Phải đi học trên 90%, điểm số trên 60%.
- Trong vòng 6 tháng đầu không được làm thêm.
- Nếu bạn chưa có TOPIK: được làm thêm 10 tiếng/tuần.
- Nếu bạn đã có TOPIK 2 trở lên: được làm thêm 20 tiếng/tuần.
Với bậc đại học
- Năm 1 – 2, có TOPIK 3 trở lên, điểm số trên C (2.0/4.5), được làm thêm từ 10 đến 20 tiếng mỗi tuần (tuỳ theo điểm số và TOPIK của bạn).
- Năm 3 – 4, có TOPIK 4 trở lên, điểm số trên C (2.0/4.5), được làm thêm từ 10 đến 20 tiếng mỗi tuần (tuỳ theo điểm số và TOPIK của bạn).
Với bậc cao học
Phải có TOPIK cấp 4 trở lên, điểm số trên C, được làm từ 15 đến 35 tiếng mỗi tuần tùy theo điểm số.
2. Quy trình đăng kí làm thêm tại Hàn Quốc
Để đăng ký làm thêm, sinh viên cần xuất trình các giấy tờ sau:
4. Các công việc bị cấm và hạn chế đi làm thêm
- Tất cả các công việc có giờ làm trùng với giờ học.
- Những công việc bị giới hạn bởi Bộ tư pháp hay các hoạt động vượt quá thân phận học sinh, sinh viên.
- Các công việc mua vui tại quán rượu, quán bar, quán karaoke (Như làm hầu rượu, múa cột, các công việc liên quan đến sex).
- Những công việc có sự liên quan bí mật công nghiệp như: Ngành công nghiệp công nghệ cao, phòng nghiên cứu.
- Những công việc trái với thuần phong mĩ tục của Hàn Quốc.
- Những công việc kinh doanh đầu cơ tích trữ.
- Công xưởng sản xuất (cấm từ đầu năm 2018), đến cuối năm 2019 thì mở trở lại nhưng bạn buộc phải có TOPIK 4 trở lên).
- Xây dựng (cấm từ tháng 10 năm 2018).
5. Các lưu ý và mẹo vặt khi làm thêm
- Khi đi xin việc ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không cần khoa trương.
- Kèm theo các giấy tờ của bản thân: thẻ học sinh, chứng minh thư người nước ngoài.
- Trước khi bắt đầu công việc phải rõ ràng tiên lương+ thời gian làm+ và ngày nghỉ, chế độ thưởng. Nhớ kiểm tra xem lương của bạn có bằng hoặc hơn lương tối thiểu do bộ lao động quy định hay không.
- Nhớ xin phép làm thêm, có thể làm online hoặc nhờ hỗ trợ sinh viên ở trường làm giúp.
- Đi làm đúng giờ.
- Du học sinh bị hạn chế làm thêm ở xưởng và các công trường xây dựng.
- Làm trong nhà hàng cần khám lao và giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Làm hướng dẫn viên du lịch phải có bằng hướng dẫn viên Hàn Quốc (khóa học mất khoảng 2 tuần). Cho dù người thuê bạn có gọi là “cộng tác viên” hay gì đi nữa thì thực chất bạn vẫn là hướng dẫn viên và có thể bị phạt nếu làm không phép, hãy cẩn thận!
- Dự tính trước lương của bạn bằng máy tính tiền làm thêm.
6. Du học sinh phạm luật làm thêm tại Hàn Quốc sẽ bị xử lí như thế nào
- Vào đầu năm học mới, du học sinh luôn được nhà trường phổ biến rõ ràng về quy định và pháp luật Hàn Quốc hiện hành được áp dụng với các sinh viên quốc tế trong đó có cả quy định làm thêm với sinh viên.
- Nếu học sinh vi phạm, tùy từng trường hợp cụ thể nhà trường có thể đứng ra bảo lãnh hoặc không. Trường hợp nhà trường đồng ý đứng ra bảo lãnh, các bạn sẽ chỉ bị phạt hành chính. Tệ hơn, nếu nhà trường không đồng ý bảo lãnh thì bạn sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.
- Thực tế đã có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên Việt Nam bị trục xuất khỏi Hàn Quốc vì đã vi phạm chính sách làm thêm. Việc này không những ảnh hưởng đến cá nhân các bạn du học sinh mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và các bạn sinh viên Việt Nam có mục đích du học thực sự.
7. Có thể tìm việc làm thêm ở đâu
-
- Sử dụng mô giới.
- Sử dụng các ứng dụng, website tìm việc uy tín
-
App:
알바천국- 알바 구인구직 포털서비스
Albamon
일방
알바G
Khi đã có khả năng ngôn ngữ ổn định, bạn có thể chỉ sử dụng những ứng dụng này rồi ngồi ở nhà gọi điện hoặc nhắn tin. Khi nào được mời đến phỏng vấn thì đến. Cách này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, cứ rảnh là gọi điện thoại “xem thử vận may”. Bù lại thì cách này hơi tốn tiền điện thoại và cơ hội cũng dàn trải. Để nói chuyện qua điện thoại cũng yêu cầu kĩ năng nghe – nói tương đối tốt nữa.
Hơn nữa nhiều khi người ta đăng bài nhưng tìm được người rồi, nhưng không xóa bài nên gọi nhiều mà không có kết quả cũng có nhiều cảm giác hụt hẫng.
-
-
Lúc mới sang có nhiều bạn thường đi đến những khu chợ, khu mua sắm, các nơi tập trung nhiều người nhiều hàng quán để xin việc. Hoặc là thông qua người quen giới thiệu… Nói chung để xin được việc theo cách này cũng dựa vào may mắn, phải đi kiếm cửa hàng nhiều. Nếu bạn đi đường, nhìn thấy cửa hàng nào dán giấy thông báo, thì cứ vào hỏi. Nếu may mắn sẽ có việc làm, không được thì thôi, tìm cơ hội khác. Tóm lại là phải chịu khó, tận dụng hết mọi cơ hội để xin được việc.
8. Các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc
Cũng tùy vào từng người mà các câu hỏi thường nhiều hoặc ít, cách phát âm, ngữ điệu của người Hàn nữa. Nên tốt nhất là các bạn tự túc đi xin việc thì cần chuẩn chị cho mình những kĩ năng nghe – nói – giao tiếp cơ bản nhất.
Các câu hỏi phỏng vấn xin việc cơ bản (면접의 기본은 질문)
- 이름은 뭡니까?: Cháu tên gì?
- 나이는?: Bao nhiêu tuổi?
- 어느 나라에서 왔으며?: Cháu là người nước nào?
- 한국말을 잘 알아 들을수 있는가?: Có thể nói và nghe tiếng Hàn được không?
- 알바는 해봤는가?: Đã từng làm thử công việc nào chưa?
- 해봤으면 어떤가계에서/무슨일이 했는가?: Làm rồi thì từng làm gì? Ở đâu?
- 언제까지 알바를 할수 있는가?: Có thể làm đến bao giờ?
- 몇시부터 몇시까지 가능한가?: Cháu có thể làm từ thời gian nào – đến thời gian nào?
- 집은 어딘가?: Nhà cháu ở đâu?
- 홀서빙/주방/ 정직원을 해봤는가?: Cháu đã từng làm phục vụ/rửa bát/hay nhân viên chính thức chưa? (tùy vào vị trí bạn muốn làm)?
-
Cách xử lý khi gọi điện mà không ai bắt máy (통화를 안 된다며 메시지를 남길 때)
Nếu gọi điện mà không ai bắt máy hoặc chủ yêu cầu bạn không gọi điện mà gửi tin nhắn. Thì đây là mẫu tin nhắn mà một bạn thường gửi:
“알바천국에서 보고 영락드리는데요. 00~00시 까지 가능한데 알바 아직 구하나요?”
“Cháu nhìn thấy bài đăng trên ứng dụng tìm việc và liên lạc đến ạ. Cháu có thể làm việc Từ 00 ~ đến 00, bây giờ vẫn đang còn tuyển người chứ ạ?”
9. Kĩ năng cơ bản khi làm phục vụ bàn
- . 손님이 오시면 ‘어서오세요’ 크게 인사하고 정중히 빈자리를 안내해 드린다: Khi khách vào thì chào lớn “Mời quý khách vào”, sau đó nhanh mắt tìm chỗ ngồi trống cho khách.
- . ‘몇분이세요?’ 진물을 하고 손님수의 물컵과 물병을
하나 챙겨 손님 테이블 가져다 드린다: Hỏi khách “quý khách có bao nhiêu vị ạ”. Tùy theo số người mà chuẩn bị nước và ly.
- 주문하실 메뉴를 정하신 손님에겐 메뉴에 맞는 반찬을 가져다 드린다: Sau khi đưa menu, và khách gọi món xong, trong thời gian chờ đợi hãy chuẩn bị đồ ăn kèm phù hợp với món ăn đã gọi.
-
10. Sau khi có việc làm thêm
- Sau khi xin được việc cần phải làm gì?
- Du học sinh đi làm có được đăng ký 4대보험 không?
- Du học sinh đi làm có được nhận 퇴직금 (trợ cấp thôi việc) hay không?
- Du học sinh đi làm có phải đóng thuế hay không?
- Du học sinh đi làm có được hoàn thuế hay không?
- Có phải chỉ nhận được 퇴직금 khi có ký hợp đồng lao động với chủ hay không?
- Du học sinh đi làm bị nợ lương (임금체불) hoặc bị đánh phải làm thế nào?
- Có cần phải đóng thuế thì mới nhận được 퇴직금 hay không?
Hiện tại, World Vision đang là đơn vị liên kết tuyển sinh trực tiếp cho Đại học Myongji tại Việt Nam. Đăng kí tư vấn ngay để được World Vision hỗ trợ về tất cả các thông tin du học Hàn Quốc một cách chi tiết nhất!
TRUNG TÂM HÀN NGỮ K-VISION 🟦
“Học tiếng Hàn với giáo viên người Hàn Quốc! Sự lựa chọn sáng suốt của 2,000 học sinh!”
• ĐÀO TẠO TIẾNG HÀN: 0783 484 468
• TƯ VẤN DU HỌC: 0785 284 468
• ĐỊA CHỈ: E3-74, đường số 5, KDC 586, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.