09:36 02/10/2024 Lượt xem: 1191
1. Những cách ứng xử cần chú ý giữa người Việt và người Hàn
1.1. Những cách ứng xử thể hiện qua cử chỉ
Có những ngôn ngữ cử chỉ về mặt ký hiệu học dễ hiểu, dễ giải thích, đồng thời cũng có những cử chỉ do hai nền văn hóa gần nhau nên đã được người Việt và người Hàn cùng sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp do động tác của chúng mang nhiều ý nghĩa nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng4. Dưới đây là những cách ứng xử cần chú ý thể hiện qua cử chỉ giữa người Hàn và người Việt
CỬ CHỈ |
TÌNH HUỐNG |
NGƯỜI HÀN |
NGƯỜI VIỆT |
Chào |
– Người nhỏ chào người lớn |
– Cúi người chào. |
– Cúi đầu chào. |
Xin lỗi |
– Cấp dưới xin lỗi cấp trên |
– Xoa tay xin lỗi. |
– Gãi đầu, cười xin lỗi. |
Xoa đầu |
– Người lớn tiếp xúc với trẻ con |
– Không xoa đầu hay sờ má trẻ con. |
– Xoa đầu, sờ má trẻ con. |
Không nên làm |
– Khuyên người khác đừng tiếp tục việc đó |
– Bắt chéo hai tay trước ngực. |
– Xua tay, phẩy tay. |
Tức giận |
– Thể hiện thái độ bực tức quá mức của mình với người khác, việc khác |
– Đập tay vào ngực. |
– Vò đầu, bứt tóc. |
Chào đón |
– Nhân viên, tiếp viên của cửa hàng chào khách |
– Lắc bàn tay.5 |
– Chỉ bàn tay.6 |
Hiểu ra vấn đề |
– Vấn đề được tìm hiểu lâu giờ mới hiểu ra |
– Đập tay lên trán hoặc đấm nhẹ tay vào đầu. |
– Gật đầu liên tục vài lần. |
Những khác biệt trên nếu không được tìm hiểu kỹ thì khi giao tiếp với nhau, người Việt và người Hàn dễ có những hiểu lầm và từ những hiểu lầm này có thể sẽ dẫn đến những xung đột. Chẳng hạn như khi xin lỗi, đối với người Hàn, mắc lỗi cần phải nghiêm túc nhận lỗi và tỏ ra biết lỗi. Hành động gãi đầu, cười để lấy lòng trong cách xin lỗi của người Việt được người Hàn hiểu là xem thường, không thành khẩn trong việc xin lỗi, từ đó tạo nên căng thẳng và xung đột7; Đối với người Việt, cử chỉ xoa tay được thực hiện trước khi làm một công việc gì, hay trước khi ăn một món ăn nào đó chứ không phải để xin lỗi theo cách hiểu của người Hàn; Khi tức giận, hành động đập tay vào ngực của người Hàn sẽ được người Việt hiểu là đang bị ho hay khó thở; Cử chỉ vẫy tay chào đón của người Hàn theo người Việt hiểu là không được chào đón, hết phục vụ; Người Việt đập tay lên trán hoặc đấm nhẹ tay vào đầu thể hiện sự bất ngờ trước một hành động không ai có thể hiểu nổi chứ không phải thể hiện việc hiểu ra vấn đề theo cách hiểu của người Hàn.
1.2. Những cách ứng xử thể hiện trong môi trường làm việc, kinh doanh, mua bán
Đặc trưng nổi bật trong ứng xử xã hội của văn hóa Hàn là tính tôn ty, tác phong gia trưởng, tập quyền. Đặc trưng văn hóa này khiến cho xu hướng ứng xử chủ đạo của người quản lý trong doanh nghiệp Hàn Quốc với nhân viên hay công nhân Việt Nam là thông điệp yêu cầu phải thích nghi và thực thi các ứng xử theo văn hóa công ty. Trong khi đó ứng xử theo tôn ty quá nghiêm ngặt và nhiều lễ nghi lại là điều không quen thuộc với văn hóa Việt Nam. Người Việt ưa sự hòa đồng, trên dưới thân ái, xuề xòa, không rườm rà xa cách và lễ nghi. Người Việt coi đó là giá trị của sự thân mật, hòa đồng là cái “tình” gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên8 . Dưới đây là những ứng xử khác biệt trong những tình huống liên quan đến môi trường làm việc, kinh doanh, mua bán của người Việt và người Hàn.
KHI |
TÌNH HUỐNG |
NGƯỜI HÀN |
NGƯỜI VIỆT |
Chào cấp trên |
Cấp trên vào văn phòng hay nơi làm việc của nhân viên |
Khi thấy cấp trên vào phòng, nhân viên dừng công việc đang làm, đứng lên chào cung kính. |
Khi thấy cấp trên vào phòng, nhân viên chào trong khi vẫn ngồi làm việc. |
Đánh giá cấp dưới |
Cân nhắc, đề bạt nhân viên |
Cấp trên đánh giá cấp dưới dựa theo sự nỗ lực của họ. |
Cấp trên đánh giá cấp dưới dựa theo kết quả cuối cùng của công việc. |
Hết giờ |
Hết giờ làm việc hành chánh ở công ty |
Cấp dưới chưa về khi cấp trên chưa về. |
Cấp dưới về khi hết giờ làm việc. |
Chào khách hàng |
Khi khách đến tiệm, cửa hàng hay công ty có quy mô nhỏ |
Nhân viên hoặc chủ cười và chào hỏi rõ ràng khi khách đến và đi. |
Nhân viên hoặc chủ ít thể hiện sự chào hỏi rõ ràng khi khách đến và đi9 . |
Trả giá |
Mua sắm ở chợ |
Không trả giá10 . |
Trả giá để tránh mua hớ. |
Thối tiền lẻ |
Tính tiền |
Thối lại đủ tiền lẻ cho khách. |
Ít thối lại đủ tiền lẻ cho khách11 . |
Người Hàn xem trọng thứ bậc, người có vị trí thấp hơn phải phục tùng và phục vụ cấp trên. Người Việt xem trọng đạo lý kính trên nhường dưới nên không thể chấp nhận việc cấp trên muốn sai bảo cấp dưới làm gì cũng được. Vì vậy nếu gặp trường hợp người chủ doanh nghiệp Hàn Quốc có tính cách gia trưởng, thiên về áp đặt theo cung cách văn hóa Hàn thì hai bên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn.
Việc am hiểu văn hóa ứng xử của nhau trong khi sinh sống, làm việc, kinh doanh trên đất nước của nhau là việc vô cùng cần thiết đối với cư dân hai nước.
1.3. Những cách ứng xử thể hiện trong lĩnh vực ăn uống
Người Hàn và người Việt đều có chung quan niệm về tầm quan trọng của vấn đề này. Cả người Việt và người Hàn đều không chỉ coi việc ăn uống thuần túy là hoạt động của đời sống vật chất mà còn là một lĩnh vực để giáo dục con cái những kinh nghiệm và cách ứng xử. Nhiều quy tắc trong ăn uống của người Hàn cũng là quy tắc ăn uống trong bữa ăn của người Việt. Chẳng hạn, khi ăn uống phải lễ phép tôn trọng người lớn, nhường nhịn trong ăn uống. Tuy nhiên, người Việt thiên về khuyên bảo, răn dạy, coi đó là cách ứng xử tốt cần học tập chứ không đặt ra quy tắc lễ nghi và bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt như người Hàn.
KHI |
TÌNH HUỐNG |
NGƯỜI HÀN |
NGƯỜI VIỆT |
|
Có chén cơm trên bàn |
Không bưng chén cơm. |
Bưng chén cơm. |
Bữa ăn có canh |
Bưng chén canh húp. |
Dùng muỗng để múc canh. |
|
Thưởng thức món ăn ngon |
Ăn miếng to, ăn nhanh, nuốt vội. |
Ăn miếng nhỏ, ăn chậm thưởng thức. |
|
|
|
Không tự rót cho mình. |
Rót cho mình và cho người khác. |
Rót khi ly đã cạn. |
Rót khi ly đã vơi hoặc đã cạn. |
||
Nâng ly khi người khác rót cho mình. |
Không cần nâng ly khi người khác rót cho mình. |
||
|
Uống chung với người lớn hơn |
Quay mặt ra ngoài, che tay để uống khi ngồi với người lớn hơn. |
Không quay mặt ra ngoài hay che tay để uống khi ngồi với người lớn hơn. |
Mời rượu bia người khác trong bàn |
Khi cần mời người khác, uống hết phần trong ly của mình rồi đưa ly cho người đó cầm, rót tiếp vào ly đó. |
Khi cần mời người khác, rót hai ly đầy, mỗi người một ly, cụng ly rồi uống. Có thể uống cùng một ly, mỗi người một nửa. |
|
Khi hút thuốc |
Hút thuốc với người lớn hơn |
Quay mặt ra ngoài khi hút chung với người lớn hơn. |
Không cần quay mặt ra ngoài khi hút chung với người lớn hơn. |
Thanh toán |
Mời người khác dùng bữa ở nhà hàng |
Thanh toán tại quầy. |
Thanh toán tại bàn. |
Bồi dưỡng phục vụ |
Ở nhà hàng |
Không gửi tiền bồi dưỡng12 . |
Gửi tiền bồi dưỡng |
Khi ăn, người Hàn để chén trên bàn dùng muỗng múc và dùng đũa để gắp, việc bưng chén cơm lên khi ăn bị xem là hành động không lịch sự. Người Việt dùng đũa để và cơm vào miệng, việc không bưng chén cơm lên bị xem là là hành động lười biếng13. Ngoài ra, từ cách rót rượu bia đến cách uống hay cách hút cũng có rất nhiều điểm khác nhau mà nếu không hiểu được văn hóa ứng xử của nhau trong vấn đề này thì rất dễ dẫn đến những hiểu lầm và xung đột văn hóa không đáng có.